TRẺ HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG DA MẶT

Có khoảng 17 kỹ thuật căng da mặt. Khác nhau ở vị trí của vùng mặt được căng, kiểu đường rạch da, lớp mô mềm vùng mặt được bóc tách, kéo căng và trang thiết bị dùng để thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật lớn nhất là căng da mặt toàn bộ, tác động hiệu quả trên toàn bộ khuôn mặt, từ trán, thái dương, mặt, cằm và vùng cổ.

Những phương pháp khác giới hạn hơn, có hiệu quả chọn lọc trên những vùng nhất định của khuôn mặt:

  • căng vùng thái dương: tác dụng nâng phía ngoài cung mày, cải thiện tình trạng sa sụp mi trên, làm mờ bớt nếp nhăn chân chim, căng một phần ngoài mi dưới.
  • căng trán-thái dương: nâng tòan bộ cung mày, mí trên, chống nhăn da vùng trán, vùng giữa cung mày, nếp nhăn chân chim.
  • căng da mặt cổ: kết hợp tác dụng căng thái dương với căng vùng má, hàm, cằm, cổ.
  • căng da mặt toàn bộ: kết hợp căng da mặt cổ với căng da trán.

Có nhiều kỹ thuật căng da mặt khác nhau nhưng có thể chia ra thành 3 phương pháp chính:

Phương pháp kinh điển:

Dù tên gọi là căng da mặt nhưng đây là một phẫu thuật tác động chủ yếu ở những lớp sâu, lớp mô dưới da, lớp cân mạc, và khi cần, cả lớp cơ và màng xương vùng đầu mặt. Qua đó, toàn bộ mô mềm vùng mặt được điều chỉnh, kéo căng.

Để tác động đến những lớp mô sâu, phẫu thuật kinh điển dùng những đường rạch da dài. Đường rạch này khá thẩm mỹ vì chủ yếu được giấu trong phần da đầu có tóc hoặc sau tai. Đường rạch có thể rất dài, từ đỉnh đầu qua thái dương, ở trước tai rồi vòng ra sau tai trong phẫu thuật căng da mặt toàn bộ.

Phương pháp căng da mini:

Các kiểu căng da mini khác thực hiện trên những vùng nhỏ, thường chỉ tác động trên da.

Những kiểu “căng da” bằng cách chỉ cắt bỏ và kéo căng lớp da mà thôi thì không đem lại hiệu quả gì thậm chí còn làm mặt thêm sẹo, xấu hơn. Da mặt rất mềm yếu, không chiụ được lực kéo căng. Sau một thời gian ngắn, vùng da bi kéo căng sẽ dãn ra và chùng lại như cũ. Nhất là ở vùng sẹo mổ, sẽ có ở đó một sẹo dãn rộng gần bằng phần da đã bị cắt di.

Phương pháp căng da nọi soi:

Những năm gần đây, các phẫu thuật viên vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để thực hiện những “phẫu thuật với tổn thương tối thiểu” (minimal invasive surgery). Thành công nhất là các phẫu thuật có sự hỗ trợ của nội soi. Sau phẫu thuật khớp xương, niệu khoa, ổ bụng, mũi xoang, tai thì kỹ thuật mổ nội soi cũng được ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ, điển hình nhất là phẫu thuật căng da măt vùng trán thái dương.

Sự ra đời của các vật liệu tự tan dùng để cố định vùng da cần căng là một tiến bộ quan trọng trong phẫu thuật căng da mặt và đảm bảo giữ cho kết quả của phẫu thuật nội soi ổn định, lâu dài.

 

Biến chứng của phẫu thuật căng da mặt và hướng giải quyết

Biến chứng của phẫu thuật căng da mặt nói chung thì không nhiều. Quan trọng nhất là biến chứng tổn thương dây thần kinh mặt, gây liệt một vùng cơ mặt. Cũng may đây là một biến chứng rất hiếm gặp. Theo những thống kê với mẫu lớn trên thế giới, tỉ lệ tổn thương dây thần kinh mặt là 0.7 – 0.9 % trên tổng số các phẫu thuật.

  1. Thần kinh: Thường thần kinh chỉ bị thương tổn ở những nhánh đã phân chia. Trong phẫu thuật căng da mặt trán thái dương, nhánh trán của dây thần kinh mặt có thể bị tổn thương làm bệnh nhân không nhướng mày được, cung mày sa thấp và mất nếp nhăn trán. Nhánh cằm bị liệt làm lệch môi dưới gặp trong phẫu thuật căng da mặt cổ. Tuy nhiên, đối với những phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm và với sự hỗ trợ của kỹ thuật nội soi thì biến chứng trên gần như không thể xảy ra.

Có thể dùng kỹ thuật treo cung mày để khắc phục biến chứng sa sụp cung mày hay chích botulinum toxin để làm yếu cơ trán bên đối diện. Trong một số trường hợp, sợi thần kinh bị không bị gián đoạn mà chỉ bị đụng dập, kéo căng, … thì luồng thần kinh có thể tự hồi phục sau một thời gian.

  1. Tụ máu trong vùng mổ cũng có thể xảy ra. Cần tránh những loại biến chứng naỳ bằng cách kiểm tra khả năng đông máu, kiểm soát huyết áp của bệnh nhân trước mổ và giữ bệnh nhân yên tĩnh sau mổ. Trong mổ phải cầm máu tốt. Kết thúc cuộc mổ cần đặt dẫn lưu tích cực và băng ép kỹ càng.
  2. Bầm máu dưới da thì thường nhẹ. Bầm máu dưới da nhiều và kéo dài thì rất hiếm. Biến chứng này gặp trên những người có thành mạch máu yếu, dễ vỡ. Các vết bầm sẽ tự phai sau 7-10 ngày. Để giảm những biến chứng chảy máu, bệnh nhân không nên uống các chất có tính chống đông máu như aspirin…ít nhất là 15 ngày trước mổ.

Hiện tượng bầm máu sau phẫu thuật căng da mặt sẽ nhanh chóng mất đi

vài ngày sau phẫu thuật

  1. Hoại tử: Da có thể bị hoại tử ở một vùng, thường ở má hoặc sau tai. Biến chứng này hiếm gặp. Thường chỉ thấy trên vùng da mặt có tổn thương trước đó như bị chích silicone lỏng chẳng hạn hay trên người hút thuốc lá nhiều. Phải cẩn thận đối với người nghiện thuốc lá vì những mạch máu nuôi da đã bị teo nhỏ và xơ hóa. Họ phải ngưng hút thuốc ít nhất hai tuần trước khi mổ.
  2. Sẹo mổ dãn rộng cũng là một biến chứng, dù xảy ra chậm nhưng rất khó chịu về thẩm mỹ. Dãn sẹo có thể gặp trên một số người mà tố chất da kém chắc, kém đàn hồi. Tuy nhiên, thường do phẫu thuật viên chỉ kéo căng da mà không ở lớp cân mạc sâu bên dưới. Da không chịu được lực căng, từ từ dãn ra, kết quả để lại là một vết sẹo rộng gần bằng phần da đã bị cắt đi.

Sẹo lồi thì đại đa số là do cơ địa của từng người. Đây là một tình trạng tồi tệ mà cả phẫu thuật viên cũng như người được mổ đều không mong muốn. Cần khảo sát kỹ cơ địa sẹo lồi của từng người trước mổ để có một thỏa thuận về nguy cơ thành lập sẹo. Vết sẹo phải được theo dõi sát sau mổ. Vì có loại sẹo quá phát – không phải là sẹo lồi – sẽ tự nhỏ lại sau 6 tháng. Có thể áp dụng những biện pháp như băng ép, băng ép với những miếng silicone chuyên dụng chống sẹo lồi, thoa thuốc trên vùng sẹo, chích corticoids loại tác dụng tại chỗ trên những vùng sẹo nghi là lồi mới thành lập…

Tuy vậy, trên nhiều người, sẹo lồi vẫn cứ lồi, bất chấp mọi trị liệu. Tránh can thiệp thô bạo trên sẹo. Cần lưu ý rằng tất cả những kích thích thêm trên vùng sẹo (chích, đốt, mổ xẻ, Laser…) đều làm cho sẹo lồi phát triển nhanh hơn.

Những điều cần biết về phẫu thuật căng da mặt

Khi lớn tuổi, da mặt chùng, nhăn, sa xệ, nét mặt có khuynh hướng sụp xuống, biểu hiện sự già nua, ủ rủ, buồn rầu. Da mặt bị lão hóa dần do nhiều tác nhân. Tuỳ theo người, theo những yếu tố di truyền và môi trường sống (môi trường ngoài: nhiệt độ, ô nhiễm, nắng gió, hóa chất, mỹ phẩm và môi trường trong: âu lo, buồn rầu, ghen tuông, stress, suy dinh dưỡng, bệnh tật…) mà sự lão hóa xuất hiện sớm hay muộn.

Thường thì bắt đầu thấy những triệu chứng của sự lão hóa ở tuổi 40. Tuy nhiên ở nhiều người, từ bẩm sinh đã có những nét mặt của người lớn tuổi.

 

Vai trò của phẫu thuật căng da mặt:

Phẫu thuật căng da mặt là phương pháp tích cực nhất để chống lại những nét già nua trên. Phẫu thuật tái lập sự cân đối cần thiết giữa lớp da bên ngoài và cái khung xương bên trong của khuôn mặt. Phẫu thuật này làm căng lại làn da, làm mất đi phần lớn nhũng nếp nhăn trên da mặt, đưa cung mày, khóe mắt, góc miệng vê những vị trí của ngày xưa còn trẻ.

Trong phẫu thuật, các cơ mặt gây ra những nếp nhăn trên mặt có thể được cắt, làm yếu đi để giảm nếp nhăn ở vùng tương ứng. Ví dụ như cắt cơ cau mày, cơ trán sẽ làm mờ đi rõ rệt những nếp nhăn “cáu kỉnh ở vùng giữa hai cung mày hay nếp nhăn “suy tư” ở vùng trán. Một phẫu thuật căng da mặt toàn bộ được thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật và đúng đối tượng có thể gíup diện mạo người đó trẻ lại 10-15 năm tuổi và hiệu quả cũng lâu bền cho ngần ấy thời gian.

Phẫu thuật căng da mặt còn giúp thay đổi cấu trúc, như chuyển vị trí đuôi cung mày, góc ngoài mắt lên cao hơn, tạo sự thanh thoát, vui tươi sắc sảo cho khuôn mặt. Qua đường căng da mặt, có thể biến khuôn mặt vuông thành trái soan bằng cách gọt bớt góc hàm hai bên….

Như vậy đối tượng của phẫu thuật căng da mặt khá rộng rãi. Là những người có những biểu hiện, những đường nét của sự lão hóa, sự chưa hoàn hảo về cấu trúc trên khuôn mặt cần sửa chữa bằng phẫu thuật, bất kỳ ở độ tuổi nào

Thời gian dưỡng bệnh cần thiết:

Từ khi phẫu thuật đến lúc bình phục để người được mổ trở lại với công việc bình thường khoảng 10 ngày. Vùng da mặt đuợc bóc tách có thể bị tê, giảm cảm giác một thời gian. Cảm giác sẽ hồi phục hoàn toàn sau 2-3 tháng.

Căng da mặt lần hai, ba: Khoảng cách thời gian là bao nhiêu?

Hiệu quả của một phẫu thuật căng da mặt đúng chuẩn về đối tượng và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ làm cho người được căng có diện mạo trẻ lại khoảng 10 – 15 tuổi. Và kết quả được duy trì khoảng 10 năm. Nghĩa là nếu cần thì sẽ căng lại lần kế tiếp sau 10 năm. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp, hoặc do phẫu thuật trước làm chưa đạt, kết quả chưa tốt hoặc do đòi hỏi cao hơn của người được căng thì vẫn có thể mổ lại sớm hơn.

Cần phải xem xét kỹ trước khi mổ lại. Có thực sự cần thiết không? Mổ lại sẽ cải thiện được gì hơn? Sẽ mổ bằng phương pháp nào? Mổ trên vùng nào của khuôn mặt? Độ khó của những lần mổ sau sẽ tăng dần lên và nguy cơ bị biến chứng cũng tăng.

Hãy nhớ rằng: “Kẻ thù của cái đẹp là cái đẹp hơn!”.

Những biện pháp hỗ trợ:

Những biện pháp hỗ trợ để hoàn thiện kết quả của phẫu thuật căng da mặt cũng phong phú và hiệu quả. Có thể chích Botulinum toxin Type A để chống các nếp nhăn quá đáng khi diễn cảm (vết chân chim ở khóe ngoài mắt, nếp nhăn trán, nếp nhăn giữa hai cung mày,…). Chích các loại làm đầy (fillers) như Restylane, Perlane, vào các nếp nhăn sâu thường trực trên da mặt. Hoặc làm trẻ hóa làn da bằng các cách lột da mặt. Lột bằng hóa chất, bằng Laser cao cấp dùng trong thẩm mỹ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *